(CHG) Trung tâm Kỹ thuật Chống hàng giả ACF vừa chính thức ra mắt tại TP.HCM, đánh dấu bước tiến mới trong nỗ lực ứng dụng công nghệ để bảo vệ giá trị thật, đồng hành cùng doanh nghiệp và người tiêu dùng trong cuộc chiến ngày càng phức tạp với hàng giả.
Xem chi tiết(CHG) Chỉ là những vết đen bẩn trên khăn giấy cao cấp mang thương hiệu Top Gia? Không, đó có thể là dấu hiệu của sự cẩu thả trong sản xuất, thiếu trách nhiệm trong kiểm soát chất lượng và là hồi chuông báo động cho người tiêu dùng về sự an toàn trong những sản phẩm tưởng chừng vô hại nhất. Khi khăn giấy cao cấp trở thành nỗi lo.
Xem chi tiết(CHG) Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ, cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và thương mại điện tử, người tiêu dùng Việt Nam đang đứng trước một “ma trận” hàng hóa với đủ loại hình thức, mẫu mã và nguồn gốc xuất xứ. Song song với sự tiện lợi mà mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử mang lại, một thực tế đáng lo ngại đang len lỏi trong từng cú click chuột: đó là hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhập lậu và những chiêu trò gian lận thương mại ngày càng tinh vi.
Xem chi tiết(CHG) Trong kỷ nguyên số, nơi thương mại điện tử trở thành xu thế chủ đạo của hoạt động kinh doanh hiện đại, vai trò của các KOL (Key Opinion Leader), KOC (Key Opinion Consumer) và những người có tầm ảnh hưởng ngày càng trở nên quan trọng trong việc kết nối doanh nghiệp với người tiêu dùng. Tuy nhiên, không phải người nổi tiếng nào cũng mang lại giá trị tích cực. Trái lại, chỉ những cá nhân “sạch”, tức trung thực, minh bạch, đáng tin cậy, mới thực sự là nhân tố giúp phát triển bền vững thị trường hàng tiêu dùng trên các nền tảng số.
Xem chi tiết(CHG) Trong bối cảnh hàng tiêu dùng, đặc biệt là thực phẩm và mỹ phẩm, việc kiểm soát chất lượng các sản phẩm này lại đang bộc lộ những lỗ hổng nghiêm trọng. Những vụ việc gần đây như mỹ phẩm Yody Phương Anh chứa Corticoid và hàm lượng thủy ngân vượt ngưỡng cho phép hơn 43 nghìn lần, hay đường dây sản xuất sữa giả với gần 600 sản phẩm vừa bị các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an phát hiện, triệt phá thành công, đã phơi bày một thực trạng đáng lo ngại: cơ chế hậu kiểm hiện hành với các sản phẩm “tự công bố” đang bị buông lỏng đến mức báo động.
Xem chi tiết(CHG) Khi niềm tin bị lợi dụng, sự thật bị bóp méo và cảm xúc trở thành công cụ để thao túng người tiêu dùng, đó không còn là truyền thông, mà là một hình thức thao túng xã hội cần phải bị lên án.
Xem chi tiết(CHG) Chiều ngày 14/03/2025, Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt (CER Group) đã gặp gỡ báo chí dưới hình thức “Gặp gỡ thân tình Team Cer Group và truyền thông”. Buổi gặp gỡ này nhằm làm rõ những lùm xùm xung quanh việc quảng cáo sai sự thật của các “chiến thần” Hằng Du Mục, Quang Linh Vlog và người quản lý Cer Group. Những lời xin lỗi, những hành động cúi đầu, thậm chí cả những giọt nước mắt, tuy nhiên, nhiều phóng viên, nhà báo tham dự cho rằng: Quyền lợi của người tiêu dùng không thể rơi theo những giọt nước mắt của các “chiến thần”.
Xem chi tiết(CHG) Thời gian qua, “sức nóng” liên quan đến những lùm xùm của “chiến thần” livestream Hằng Du Mục dường như vẫn chưa hề lắng xuống. Người tiêu dùng liên tục “đào” lại những video quảng cáo “lố” về sản phẩm hàng hóa của cô nàng này. Những gì mà Hằng Du Mục đang thực hiện chắc chắn sẽ khiến nhiều người tiêu dùng lo ngại về tính minh bạch và chất lượng thực sự của sản phẩm mà cô quảng cáo, tư vấn và kinh doanh. Chính vì thế không ít người tiêu dùng tự hỏi: phải chăng chính mình đang là “hạt đậu” ngây ngô để làm thức ăn cho “gà” mỗi ngày (?)
Xem chi tiết(CHG) Thời gian qua, trên nền tảng mạng xã hội TikTok, các “chiến thần” livestream như Hằng Du Mục, Quang Linh Vlog và Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên đã quảng cáo một sản phẩm có tên gọi Kera, được giới thiệu là một viên kẹo thần thánh giúp cung cấp đủ lượng rau củ cần thiết cho cơ thể. Với lời quảng cáo hấp dẫn, những người có ảnh hưởng (influencer) khẳng định “1 viên kẹo Kera tương đương với một bó rau”, sản phẩm được làm từ 10 loại rau củ trồng tại các trang trại đạt chuẩn VietGap. Liệu sản phẩm thực phẩm bổ sung Kera có chất lượng như lời đồn, hay thực chất đây chỉ là một cú lừa ngoạn mục được tạo ra bởi các “chiến thần” livestream?
Xem chi tiếtLTS: Sau khi Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) có loạt bài viết mang tính phản biện về một số dấu hiệu vi phạm và vi phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm của Công ty TNHH TM-DV-TM YodyWhite Phương Anh (Công ty Yody Phương Anh, địa chỉ 65 Gò Xoài, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh), Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh; Sở Y tế tỉnh Thái Bình đã tiến hành thẩm tra xác minh, kiểm tra và xử phạt đơn vị này. Cùng với đó, ngày 10/12/2024, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế đã ban hành quyết định số 3953/QLD-MP; 3954/QLD-MP; 3956/QLD-MP về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng đối với công ty này. Để có kết quả trên trước hết phải nhắc tới hoạt động hiệu quả của Quỹ Chống hàng giả; Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại trong công tác tiếp nhận thông tin, chuyển hóa và truyền tải thông tin liên quan đến vụ việc. Tiếp đó là những phân tích, đánh giá mang tính chuyên môn cao của các chuyên gia về lĩnh vực hàng tiêu dùng, hóa mỹ phẩm, cũng như về sức khỏe- đời sống, cùng những bài viết phản biện sắc bén của nhóm phóng viên chịu trách nhiệm thực hiện đề tài. Dẫu biết các cơ quan chức năng đã vào cuộc, tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn khó tránh khỏi nhiều thắc mắc về nguồn gốc xuất xứ một số sản phẩm mỹ phẩm mang thương hiệu Yody Phương Anh: liệu công ty này có đang cố tình lừa dối khách hàng, nhằm chiếm đoạt niềm tin của người tiêu dùng, thu hợi bất chính?
Xem chi tiết